Hướng dẫn chụp phong cảnh sương mù, biển mây đầy thơ mộng

Nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh nổi tiếng Michael Shainblum đã chia sẻ video hướng dẫn đầy đủ giải thích cách anh ấy chuẩn bị trước hành trình & sử dụng thiết lập Long Exposure ra sao để chụp được những bức ảnh phong cảnh mờ ảo đầy sương mù mơ mộng.

 

>> Thủ thuật dịch phụ đề tiếng Việt cho mọi video trên Youtube

 

Trong video dài 15 phút, Shainblum chia nhỏ quy trình hướng dẫn chi tiết những gì quan trọng chuẩn bị để chụp được những bức ảnh mây luồn, mờ sương phơi sáng lâu đẹp tuyệt như trên giúp người xem hiểu rõ hơn về mọi thứ anh ấy làm để tạo ra những bức ảnh hoàn chỉnh của mình.

 

 

DÒ VỊ TRÍ


Để tìm được các vị trí chụp đẹp theo ý muốn, Shainblum thường sử dụng Google Earth để tìm ra những góc nhìn độc đáo và hấp dẫn. Khi đã tìm thấy một địa điểm thú vị, bước tiếp theo là sẽ nghiên cứu cách đến đó an toàn. Vì để có được những thước phim hay ảnh đẹp đầy mơ mộng hoặc thu về được tấm hình ấn tượng cả một biển mây thì anh ấy thường phải mạo hiểm đi đến các đỉnh đồi hoặc núi nên Shainblum cũng xem xét tất cả các công việc hậu cần liên quan đến chuyến đi đó, sau đó truy cập vào trang Alltrails (ứng dụng hỗ trợ cho những người yêu thích leo núi & các hoạt động khám phá) để xem có bất kỳ con đường nào được xác định trước, dễ dàng hơn hoặc được đề xuất hay không.

Mặc dù đôi khi anh ấy sử dụng các ứng dụng thời tiết để dự đoán, nhưng Shainblum nói rằng anh thích phương pháp mạo hiểm một chút đó là tự đánh giá thời tiết theo kinh nghiệm và cảm nhận của bản thân.

“Hầu hết thời gian tôi nhìn ra bên ngoài, khi trời nhiều mây, tôi đóng gói hành lý và đi,” anh nói.

“Đây là những khoảnh khắc "ăm đậm" nhất hoặc những bức ảnh thú vị nhất. Trong trường hợp tồi tệ nhất, bạn không gặp được cảnh sương mù nhưng có lẽ vẫn có được một chuyến đi chơi thú vị ngoài thiên nhiên. Dù theo cách nào thì nó cũng sẽ là một trải nghiệm đáng giá."

 

 

THIẾT BỊ MANG THEO


Nếu kế hoạch là chụp phơi sáng lâu, có một số thứ quan trọng (và rất quan trọng) phải có trong bộ dụng cụ đó chính là một kính lọc - filter tốt (ND, VND, CPL) và một chân máy tripod chất chắc chắn.

Shainblum thường mang theo bộ filter gồm ND 6-stop đến 10-stop chụp ban ngày và buổi tối/bình minh sớm để giúp tăng/giảm lượng ánh sáng đi vào cảm biến, cho phép tốc độ cửa trập lâu hơn tạo ra hiệu ứng phơi sáng dài mượt mà.

 

Nếu hình ảnh phơi sáng lâu là mục tiêu của bạn, thì sự ổn định của chân máy cũng là tính năng quan trọng nhất, cần được ưu tiên nhất. Với lưu ý này, tốt nhất bạn không nên mua chân máy kém chất lượng để đảm bảo rằng camera được đặt ổn định, an toàn trong bất kỳ trường hợp thực tế nào có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Mặc dù luôn có rất nhiều cảnh rộng xung quanh trong hành trình chụp ảnh, nhưng Shainblum có xu hướng chọn các bố cục ở khoảng cách xa, vì vậy anh ấy thường chọn ống kính tele 100-400mm để cho phép linh hoạt hơn trong việc lựa khung hình. Đương nhiên tính ổn định là chìa khóa quan trọng trong việc chụp phơi sáng nên nhiếp ảnh gia cũng khuyên bạn nên sử dụng dây bấm mềm (hoặc ứng dụng) để giảm bất kỳ rủi ro nào làm rung hình khi chạm vào máy ảnh. Nếu bạn quên phụ kiện này ở nhà hoặc đơn giản là không có, bạn cũng có thể đặt bộ hẹn giờ ngắn cho mỗi lần chụp để giúp tránh tối đa rung động trong khi chụp.

 

CÀI ĐẶT MÁY ẢNH PHƠI SÁNG LÂU


Việc đưa ra gợi ý một bộ thiết lập máy ảnh cụ thể phù hợp với chụp ảnh phơi sáng lâu là không thực sự khả thi vì có rất nhiều thứ thường xuyên thay đổi. Một vài điều nhất quán trong chụp ảnh long-exposure là nên tắt tính năng tự động lấy nét (đảm bảo chụp bằng tay) và đặt tiêu điểm thành vô cực.

Vì ảnh của Shainblum thường tập trung vào khung cảnh rộng ở khoảng cách xa, nên hầu hết các bức hình sẽ tận dụng cài đặt này. Nếu các ống kính được sử dụng có tính năng chống rung hoặc ổn định dưới bất kỳ hình thức nào, thì tốt nhất là bạn nên tắt tính năng này vì, có lẽ phản trực giác, nó có thể tạo ra hiện tượng mờ hoặc rung không mong muốn gây hỏng bức ảnh.

 

 

 

 

Theo Shainblum, cài đặt quan trọng nhất cần chú ý khi chụp cảnh nhiều mây là tốc độ cửa trập.

“Phơi sáng 30 giây hoặc 1 phút có thể mang lại cho bạn hình ảnh siêu mịn và kỳ ảo hơn. Nhưng đôi khi đó có thể không phải là điều bạn đang tìm kiếm,” anh nói.

Trong một số ví dụ, Shainblum giảm tốc độ cửa trập của máy xuống mức phơi sáng 2 giây bởi vì, theo cách nói của anh, nó thay đổi hoàn toàn giao diện của vùng lấy nét. Đối với anh ấy, điều quan trọng là phải có ý tưởng về loại chuyển động nào sẽ tạo ra hình ảnh lý tưởng và sau đó thử nghiệm với tốc độ cửa trập để có được hình ảnh chụp đúng cách.

 

  

Vì thời gian phơi sáng phải lâu để mang lại cảm giác chuyển động, Shainblum thường sử dụng ISO thấp để đảm bảo hình ảnh chất lượng tốt nhất và thay vào đó sẽ bù phơi sáng bằng khẩu độ.

Cách Shainblum thay đổi khẩu độ bao nhiêu tùy thuộc vào ánh sáng xung quanh, bộ lọc anh đang sử dụng và tốc độ cửa trập anh đã đặt để đạt được khung hình mong muốn.

Phép toán đôi khi có thể hơi khó hiểu, nhưng sự tính toán độ phơi sáng trong ứng dụng PhotoPills sẽ giúp bạn điều này.

 

 

 

Bạn có thể tìm thấy nhiều video & ảnh khác của Shainblum trên websiteInstagram, và YouTube Channel của anh ấy.

Image credit: Michael Shainblum.

Theo Petapixel


Cùng DuyTom đi săn mây ở đồi chè Long Cốc với Canon 90D

 

Đánh giá Canon EOS 90D: "Con lai" giữa dòng 2 số & 7D trứ danh? 

 

 

................................................................................ 

 Đánh giá DJi Air 2s - hành trình săn mây Đà Lạt

 

 

 

 

Related Articles