Bạn nghĩ rằng cảm biến CMOS Medium Format đã là lớn rồi? Vậy hãy ngắm thật kỹ bức ảnh cảm biến lớn nhất của Canon đặt bên cạnh một chiếc DSLR (cụ thể là EOS Rebel T3i tại thị trường Mỹ và 600D tại Châu Á). Kích thước của nó lên tới tận 200mmx200mm, trong khi full frame chỉ dừng lại ở 36mmx24mm.
- Canon tung video ấn tượng giới thiệu sức mạnh cảm biến tương lai
- [Video] Canon phô diễn sức mạnh cảm biến 120 MP
- Canon chính thức tham gia lĩnh vực kinh doanh cảm biến hình ảnh với sensor 120MP
- LargeSense LS911: máy ảnh số Full-frame khổ lớn 8x10 đầu tiên trên Thế giới giá 2,4 tỷ đồng
Lần đầu tiên Canon hé lộ về cảm biến khổng lồ siêu nhạy sáng và có độ phân giải siêu cao này là hồi tháng 8/2010. Hãng này nhận định nó sẽ mở rộng cánh cổng cơ hội để phát triển nhiều lĩnh vực liên quan đến cả học thuật lẫn công nghiệp.
"Máy ảnh hoặc máy quay kỹ thuật số cần một lượng sáng nhất định, và khi không đủ sáng thì hình ảnh sẽ không thể được ghi lại," Canon cho biết. "Trong công cuộc cải tiến độ nhạy sáng của phần tử ảnh, Canon đã đạt được mức độ nhạy sáng cao hơn, kích thước phần tử ảnh lớn hơn nhưng vẫn duy trì được tốc độ hiển thị cao, nhờ vậy mà đã phát triển thành công cảm biến hình ảnh CMOS lớn nhất thế giới."
Kích thước của nó lên tới tận 200mm x 200mm. Để bạn đọc dễ so sánh, một cảm biến full frame 35mm có kích thước là 36mm x 24mm, và cảm biến siêu lớn của Canon to gấp 40 lần nó. Hãy cùng xem ảnh cảm biến 200mm đặt bên cạnh cảm biến full frame 35mm tiêu chuẩn:
Cảm biến Large Format LS911 "8 x 10" của Large Sense thực chất lớn hơn cảm biến của canon với kích thước là 229mm x 279mm, thế nhưng nó chỉ chụp được ảnh đen trắng.
Cảm biến của Canon nhạy đến mức, nó có thể quay được video 60fps với chỉ 0,3 lux ánh sáng – tương đương với ánh sáng từ mặt trăng.
"Các ứng dụng của cảm biến CMOS siêu nhạy bao gồm việc quay lại cảnh trăng sao, cuộc sống động vật hoang dã vào ban đêm, cực quang, hay làm công việc của camera giám sát," Canon cho biết.
Có thể làm tốt trong điều kiện chỉ với 0,3 lux ánh sáng giúp nó hoạt động hoàn hảo trong việc chụp các thiên thể trên bầu trời đêm, sử dụng cho bất kỳ ứng dụng nào khác cần chụp ánh sáng yếu hoặc cuộc sống của động vật hoang dã trong đêm tối.
Image credit: Kiso Observatory, Đại Học Tokyo
Một trong những cảm biến CMOS cực lớn của Canon được sử dụng trong kính viễn vọng Schmidt được gọi là “Tomo-e Gozen”. Tất nhiên cảm biến mới nhất và lớn nhất của Canon có lẽ sẽ không "có cửa" để tích hợp vào một chiếc camera hay máy quay với kích thước thông thường, nhưng nó cho chúng ta một dấu hiệu rất tốt về sự phát triển của cảm biến tương lai với nhiều điều thú vị sắp tới.
Canon đã lắp đặt một trong những cảm biến như này trong kính viễn vọng Schmidt 105 cm tại Đài quan sát Kiso ở Nagano Nhật Bản. Với cảm biến độ nhạy siêu cao, người ta có thể ghi lại video đầu tiên trên thế giới về các thiên thạch với kích thước cực khủng (10), và tối đến nỗi việc chụp được một bức ảnh cho đến bây giờ vẫn là không thể.
Theo Newsshooter/PetaPixel/Nghenhinvietnam